ĐT KSK Đoàn 02363 662 995 - 02363 679 555
Hotline 0903 595 593
banner

Dị tật rò luân nhĩ, khi nào cần phẫu thuật?

Thứ ba, 17/03/2020, 10:34 GMT+7

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh ở các trẻ tồn tại một lỗ nhỏ ở da mặt vùng trước tai, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai. Nếu trẻ bị rò luân nhĩ không được chăm sóc vệ sinh cẩn thận sẽ gây ra tình trạng viêm, chảy mủ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dị tật rò luân nhĩ, khi nào cần phẫu thuật?

20200312_042128_861615_2513.max-800x800

1. Bệnh rò luân nhĩ là gì?

Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh và được phát hiện khi trẻ vừa chào đời và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tai, thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai. Lỗ rò này xuất hiện ở vùng trước vành tai, rò luân nhĩ thường đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Bản chất tròng lòng đường rò này là 1 ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết. Rò luân nhĩ được hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 để tạo ra tai ngoài.

20200312_042212_577469_463-ro-luan-nhi-841.max-1800x1800

Lỗ rò luân nhĩ có kích thước bằng đầu tăm trên da do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2

Lỗ rò luân nhĩ có kích thước bằng đầu tăm trên da mà không có biểu hiện gì khác. Nó có thể xuất hiện độc lập, đơn giản, nhưng cũng có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang - tai - thận (Branchial-Ôtô-Renal), teo nửa mặt (Hemifacialmicrosomia),... Hiện nay ở Việt Nam, bệnh này thường không được quan tâm, nên nhiều khi bệnh không được vệ sinh đúng cách, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các hiện tượng viêm nhiễm có thể xảy ra như ngứa, tiết ra chất bã đậu...Theo nghiên cứu, nữ có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn so với nam. Tuy nhiên, thính lực của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi bệnh rò luân nhĩ.

2. Triệu chứng bệnh rò luân nhĩ

Khi lỗ rò luân nhĩ nhiễm trùng, sẽ khiến trẻ bị sốt, đau, lỗ rò viêm sưng đỏ tạo thành một ổ áp xe ngay tại lỗ rò hoặc lan ra những vị trí khác sau tai... Hoặc trẻ gặp phải các triệu chứng như:

  • Chỗ miệng ống rò có thể chảy dịch hôi;
  • Khi bị viêm nhiễm sẽ bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng, hôi;
  • Chỗ rò phình ra một nang
  • Nang này bị bội nhiễm sẽ tạo ra áp-xe rò luân nhĩ.

3. Khi nào cần phẫu thuật rò luân nhĩ?

Nếu dị tật không bị viêm nhiễm, áp xe, hay dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì trẻ hoàn toàn có thể yên tâm chung sống với dị tật này mà không cần tiến hành phẫu thuật. Nhưng khi đường rò gây bít tắc, sưng viêm, áp xe... thì cần được phẫu thuật, để tránh ảnh hưởng đến thính giác cũng như thẩm mỹ của trẻ.

IMG_0237

Nếu đường rò gây bít tắc, sưng viêm, áp xe... thì trẻ cần được phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến thính giác

Trước khi phẫu thuật rò luân nhĩ, trẻ phải được điều trị quá trình viêm và áp-xe, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng khac thích hợp. Sau khi hết viêm nhiễm, sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy trọn đường rò bị nhiễm trùng cho trẻ. Với sự tiến bộ của y học, phẫu thuật rò luân nhĩ hiện nay khá đơn giản, vì đường rò nằm dưới da. Bệnh nhân trên 15 tuổi, phẫu thuật chỉ cần gây tê. Các bé nhỏ tuổi không hợp tác được thì buộc phải gây mê. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

Đặc biệt, đối với trường hợp đường rò bị áp xe, trẻ sẽ được điều trị qua hai giai đoạn. Trước tiên, cần làm sạch mủ ở ổ áp xe trước bằng cách rạch thoát mủ và điều trị kết hợp với kháng sinh. Sau cùng, phẫu thuật loại bỏ toàn bộ đường rò.

4. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng

RO_LUAN_NHY_1

Rò luân nhĩ ở trẻ em là dị tật bẩm sinh nên công tác phòng ngừa viêm nhiễm chủ yếu là giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn tại vị trí lỗ rò của trẻ. Theo đó, nếu dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không có biến chứng viêm hay áp-xe, trẻ có thể sống chung với dị tật này mà không cần phẫu thuật. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa sự viêm nhiễm là rất quan trọng, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh vùng rò luân nhĩ cho trẻ hàng ngày
  • Không được bóp nặn vào lỗ rò của trẻ và không dùng tăm bông đưa sâu vào đường rò.
  • Khi có dịch nhầy tiết ra bên ngoài lỗ rò, chỉ được dùng bông thấm nước muối sinh lý, nhẹ nhàng vệ sinh
  • Tuyệt đối không tự điều trị cho trẻ ở nhà khi lỗ rò đã bị viêm.

Khi có dấu hiệu viêm, hãy đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa Tai Mũi Họng để thăm khám và có cách điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm lỗ rò. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định mổ sớm để giữ thẩm mỹ và bảo toàn sức khỏe thính lực về sau cho trẻ.


PR - Marketing
TAG: