Permanent Doctor 02363 662 995 - 02363 679 555
Emergency Hotline 0903 595 593
banner

BƯỚU MÁU - BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP NHƯNG TIỀM ẨN NHIỀU NGUY CƠ

, 09/03/2019, 09:40 GMT+7

Bố mẹ nào cũng muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và phát triển bình thường tuy nhiên tự nhiên thấy con mình có một khối bướu nhỏ màu đỏ hay màu tím, không đau. Nổi gồ trên da hay niêm mạc ngày càng lớn dần bố mẹ đừng nên bỏ qua vì có thể khối bướu này là khối bướu máu.

Bướu máu là gì?

Bướu máu là một loại bướu lành (không phải ung thư), được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế bào nội mô): các tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách bất thường tạo nên bướu máu.

BUOU_MAU

Bướu máu có thường gặp không?

Bướu máu là bướu lành thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi (dưới 1 tuổi): có từ 4 – 10% các cháu nhũ nhi có ít nhất 1 bướu máu trong người. Các cháu gái có bướu máu nhiều gấp 3 – 5 lần các cháu trai. Các cháu sanh non thường có bướu máu hơn (có thể đến 25% các trường hợp).

 Bướu máu thường gặp ở đâu?

Phần lớn bướu máu (60%) xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ, 25% ở thân mình, 15% ở tay chân của trẻ. Thường bướu máu chỉ ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da, nhưng cũng vài trường hợp trong năm ghi nhận có bướu máu ở nội tạng như gan, phổi, ruột.

Bướu máu phát triển như thế nào?

Từ khi xuất hiện, bướu máu có thể “đứng yên”, không phát triển, chỉ to ra theo tỉ lệ phát triển của đứa trẻ (bướu máu phẳng). Trong các dạng khác, thường gặp hơn, bướu phát triển to dần từ khi xuất hiện, sau đó đột ngột to nhanh từ khi trẻ được 2,5 tháng tuổi cho đến 9 tháng tuổi, bướu máu có thể thoái hóa thành bướu sợi – mỡ hoặc tăng sinh phát triển mạnh về kích thước và mức độ xâm nhập vùng xung quanh.

Cách điều trị

Tùy theo vị trí diễn tiến của bướu máu mà thầy thuốc sẽ quyết định phương pháp điều trị. Phẫu thuật cắt bướu hoặc dùng laser điều trị phối hợp thuốc.

 

                                                                               THS.BS NGUYỄN DUY THẮNG

(Khoa Ngoại – BV Đa Khoa Tâm Trí Đà Nẵng)


PR_Marketing