Permanent Doctor 02363 662 995 - 02363 679 555
Emergency Hotline 0903 595 593
banner

​SINH KHÔNG ĐAU CHO SẢN PHỤ NẶNG 103KG

Sunday, 22/01/2017, 18:16 GMT+7

SINH KHÔNG ĐAU CHO SẢN PHỤ NẶNG 103KG
Tuần qua Trung Tâm Phụ Sản - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng tiếp nhận một trường hợp sản phụ 18 tuổi mang thai lần đầu 40 tuần vào viện với lý do ối vỡ sớm. Điểm đặc biệt trong trường hợp này là sản phụ có cân nặng 103kg, chiều cao 160cm, bên cạnh đó có dấu hiệu của bệnh lý tiền sản giật (huyết áp tăng trên 140/90mmHg và có protein trong nước tiểu). Sản phụ tăng 25kg trong quá trình mang thai, tầm soát không mắc bệnh đái thái đường thai kỳ.
Th.Bs Nguyễn Thị Lệ - Trưởng khoa Sản là bác sĩ trực tiếp theo dõi sinh, đã tư vấn và chỉ định dịch vụ "đẻ không đau"(gây tê ngoài màng cứng) nhằm hỗ trợ ổn định huyết áp cho thai phụ trong quá trình chuyển dạ, giảm stress do đau đớn và giúp giãn nở vùng tầng sinh môn tốt. Cuộc chuyển dạ tiến triển thuận lợi cùng với sự quyết tâm của thai phụ. Sau khi gây tê 3 giờ thai phụ đã sinh thường bé 3800gr hồng hào và khóc lớn. Theo dõi hậu sản 3 ngày ổn định, mẹ và em bé đã xuất viện trong niềm hạnh phúc của gia đình.
Theo Bác sĩ Lệ: "Sinh không đau" là một thủ thuật mà Bác sĩ Gây mê sẽ đặt 1 Catheter ngoài màng cứng qua 1 Syringe điện để bơm 1 lượng thuốc tê nhỏ liên tục vào khoang ngoài màng cứng bao bọc xung quanh tủy sống giúp giảm đau khi chuyển dạ. Sản phụ sẽ ít phải chịu đau hơn, giảm mất sức và cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn. Do đó em bé ít bị sang chấn hơn. Kỹ thuật này được áp dụng tại Pháp từ những năm 1970. Ở nước ta Bệnh viện Phụ Sản Hùng Vương đã thực hiện những ca đầu tiên vào năm 1987. Sau đó đã được áp dụng khá rộng rãi ở một số bệnh viện lớn. Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cũng đã áp dụng kĩ thuật này ngay từ ngày thành lập bệnh viện cho đến nay.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có một số nhược điểm và biến chứng nhất định như: Thuốc tê có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp và có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi. Một số sản phụ có thể thấy buồn nôn, toát mồ hôi, mệt xỉu hay khó thở vì tụt huyết áp. Những vẫn có thể phòng tránh bằng truyền dịch trước khi gây tê. 
Gây tê Ngoài Màng Cứng không phải là bắt buộc, việc đẻ thường không phụ thuộc vào việc bạn có gây tê Ngoài Màng Cứng hay không. Chọn lựa “sinh không đau” bằng gây tê Ngoài Màng Cứng hay tự chịu đựng cơn đau chuyển dạ hoàn toàn là quyết định của bạn.

Untitled_1


Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ
TAG: